Sự biến đổi xã hội từ góc nhìn xã hội học vi mô qua hai hiện tượng: Bà mẹ đơn thân và hôn nhân đồng tính

56  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
Sbiến đổi xã hi tgóc nhìn xã hi hc vi mô qua hai hin  
tượng: Bà mẹ đơn thân và hôn nhân đồng tính  
Social change from micro-sociological perspective: Single  
mother and homosexual marriage phenonema  
Lê Minh Tiến1*  
1Trường Đại hc MThành phHChí Minh, Vit Nam  
*Tác giliên h, Email: tien.lm@ou.edu.vn  
THÔNG TIN  
TÓM TẮT  
Việt Nam là một xã hội đang biến đổi. Sự biến đổi xã hội  
thường được nhìn qua hai cấp độ đó là cấp độ vĩ mô và cấp độ vi  
mô. Ở cấp độ vĩ mô, sự biến đổi xã hội được nhìn nhận như là sự  
thay đổi trong cấu trúc xã hội nói chung, trong khi đó ở cấp độ vi  
mô, biến đổi xã hội được phân tích thông qua những thay đổi  
trong lối sống, lối ứng xử của các cá nhân trong xã hội. Bài viết  
này đề cập đến sự biến đổi xã hội Việt Nam ở cấp độ vi mô bằng  
cách mô tả một số nét ứng xử của cá nhân trong xã hội Việt Nam  
đương đại qua hai hiện tượng là bà mẹ đơn thân và hôn nhân đồng  
tính. Bài viết như một gợi mở về hướng phân tích xã hội học vi  
mô về sự biến đổi xã hội dựa trên việc phân tích tài liệu sẵn có  
chứ không phải là một nghiên cứu thực địa hay khảo sát.  
Ngày nhận: 09/06/2020  
Ngày nhận lại: 15/06/2020  
Duyệt đăng: 07/07/2020  
Từ khóa:  
bà mẹ đơn than, biến đổi xã  
hội, hôn nhân đồng tính, xã  
hội học vi mô, xã hội học vĩ  
mô  
ABSTRACT  
Vietnam is changing society. Social change is often seen  
through two levels: macro level and micro level. At the macro  
level, social change is considered as a change in social structure  
in general, while at the micro-level, social change is analyzed  
through changes in the way of life and in the behaviors of  
individuals in society. This article addresses the transformation  
of Vietnamese society at the micro-level by describing some  
individual behaviors in contemporary Vietnamese society  
through two phenomena: single mother and homosexual  
marriage. The paper is an introduction to the micro-sociological  
analysis of social change based on documentary research rather  
than on field research or social survey.  
Keywords:  
single mother, social change,  
homosexual marriage, micro-  
sociology, macro-sociology  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
1. Dn nhp  
57  
Xã hi Việt Nam đương đại là mt xã hội đang biến đổi (in transition) hiểu theo nghĩa  
là đang trong thời kchuyn tiếp gia truyn thng và hiện đại xét vmt giá trvà chun mc  
xã hi. Quvy, xã hi Việt Nam đang càng ngày càng bộc lnhững đặc trưng của tính hin  
đại mà biu hin là nhng giá trị mang tính cá nhân đang ngày càng gia tăng trong khi những  
giá trtruyn thng, nhng sự cưỡng chế ttp thể đối với cá nhân đang dần mất đi hiệu lc  
vn có ca mình.  
Khi quan sát đời sng xã hi Việt Nam đương đại, người ta có thddàng nhn thy có  
nhng ng xử mà trước đây là những điều cm kxét vmt giá tr, chun mc xã hội, nhưng  
vi quá trình hiện đại hóa, nhng ng xtng bxem như là “lệch chuẩn” ấy đang ngày càng  
phbiến hơn và hình như cũng được chp nhn nhiều hơn từ phía xã hi. Xét vmặt nào đó,  
những điều này có thể được xem như là những biu hin cthca sự thay đổi vgiá tr, chun  
mc xã hi Vit Nam, nói chung là sbiến đổi ca xã hi.  
Vi mc tiêu gi mở ra hướng phân tích vsbiến đổi xã hi cấp độ xã hi hc vi  
mô, bài viết này hướng đến vic mô tmt snét ng xmi của người Vit Nam và thlý  
gii phn nào nhng nhân tố tác động đến nhng ng xử ấy xét như là biểu hin ca sbiến  
đi vgiá trda trên vic phân tích mt stài liu sn có chkhông phi là mt nghiên cu  
thực địa hay điều tra xã hi. Vì chúng tôi không tiếp cn sbiến đổi giá trị ở cấp độ hi hc  
vĩ mô (macro-sociology) mà chnhìn dưới góc độ xã hi hc vi mô (micro-sociology), tc là  
nhìn sbiến đổi giá trthông qua nhng nét mi trong ng xca các cá nhân chkhông phân  
tích sbiến đổi giá trị ở cấp độ định chế hay xã hi tng thnên bài viết này chỉ đề cập đến hai  
hin tượng xã hi vốn đang dần trnên phbiến Việt Nam đó là hiện tượng “bà mẹ đơn thân”  
và “hôn nhân đồng tính” như là những biu hin ca sbiến đổi xã hi xét cấp độ phân tích  
hi hc vi mô.  
2. Vsbiến đổi xã hi  
Biến đổi xã hi là mt hiện tượng phquát bi gần như tất cmi xã hội đều thay đổi  
theo thời gian. Nhưng sự biến đổi xã hội, trước hết, phi là mt hiện tượng mang tính tp th,  
tc là sbiến đổi phi bao hàm mt tp hp các cá nhân, mt cộng đồng hay cxã hi, tc là  
sbiến đổi y phải tác động đến các điều kin sng, li sng, lối suy nghĩ và ứng xca mt  
tp th, mt cộng đồng chkhông phi chỉ tác động đến mt số ít cá nhân nào đó và những sự  
thay đổi ấy cũng đương nhiên gắn vi sự thay đổi trong hthng giá trvà hthng chun mc  
ca xã hội. Điều thứ hai, khi nói đến sbiến đổi xã hi là ta phải đề cập đến sự thay đổi trong  
cu trúc xã hi xã hi nói chung, tc là sự thay đổi vmt tchc xã hi trên tng thhoc trên  
mt sthành tố nào đó, hay một số định chế cơ bản ca xã hội như gia đình, chính trị, tôn giáo  
hay pháp lý chng hn (Rocher, 1968, p. 129).  
Như vậy xét vmặt phương pháp luận, khi nghiên cu vsbiến đổi xã hội, người ta  
có thxut phát tvic nghiên cu sbiến đổi xã hi khía cạnh vĩ mô (macro level) vn tp  
trung vic nghiên cu vào sbiến đổi trong các định chế cơ bản ca xã hội như gia đình, tôn  
giáo, giáo dc hay pháp lý; nghiên cu sbiến đổi về cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu xã hi  
qua thi gian, chng hn sự thay đổi trong hthng phân tng xã hi, cu trúc xã hội để đánh  
giá mức độ ca sbiến đổi xã hi. Chng hạn như nghiên cứu ca Hoang (2008, pp. 1-16) về  
58  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
sbiến đổi xã hi Việt Nam qua hơn 20 Đổi Mới đã đề cập đến nhng chiu kích ca sbiến  
đi xã hi cấp độ vĩ mô như sự biến đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến sbiến đổi trong cơ cấu xã  
hi, sbiến đổi ca các thiết chế, thchế xã hi và các quan hxã hi. Le (2010, pp. 6-10)  
cũng đề cập đến sbiến đổi xã hi cấp độ vĩ mô qua các chiều kích như sự biến đổi vsự  
phân công lao động trong xã hi, sbiến đổi vmc sng và cu trúc phân tng ca xã hi.  
Biến đổi xã hi Vit Nam thông qua vic phân tích sbiến đổi trong khuôn mu ca khuôn  
mẫu gia đình Việt Nam là chủ đề phân tích ca Trinh (2007). Theo tác giả này, gia đình Việt  
Nam đang biến đổi nhng khía cạnh như quy mô, kích cỡ gia đình ngày càng thu hẹp li,  
chức năng sn xut của gia đình được chuyn thành chức năng tiêu dùng, các mối quan hgia  
đình đang trở nên lng lẻo hơn.  
Như vậy vic phân tích vsbiến đổi xã hi Vit Nam chyếu được xem xét dưới  
góc độ xã hi học vĩ mô trong khi việc phân tích chủ đề này còn có thể được phân tích dưới góc  
độ vi mô (micro level) vn tp trung vào vic nghiên cu và phân tích sbiến đổi trong li  
sng, li ng xvà các quan nim sng, hgiá trca các cá nhân là thành viên ca xã hội Điều  
đó có nghĩa là dựa vào nhng quan sát, phân tích các các ng x, quan nim, li sng ca các  
cá nhân trong đời sống thường nht, nhà nghiên cu có thnhn diện được nhng sự thay đổi  
trong xã hi qua thi gian. Do vy bài viết này, chúng tôi thxem xét sbiến đổi xã hi ở  
khía cnh vi mô này qua hai hiện tượng liên quan đến hôn nhân gia đình hiện nay.  
3. Tvấn đề phncó con không chng và quan nim vkết hôn trong xã hi Vit  
Nam truyn thống…  
Trong xã hi truyn thng, mt trong nhng chun mực mà người phnphi tuân thủ  
đó là “giữ gìn tiết hạnh” như lời mở đầu ca tác phm Lc Vân Tiên ca Nguyễn Đình Chiểu:  
“Trai thi trung hiếu làm đầu  
Gái thi tiết hạnh làm câu trau mình” (C. D. Nguyen, 2017, p. 70)  
Như vậy trong truyn thng ca nền văn hóa Việt, người con trai phi ly chữ “trung”  
làm đầu còn người con gái phi quyết giữ cho đưc tiết hnh. Thế nên, nhng hành vi làm mt  
tiết hạnh đều phi chu strng pht rt ln tphía cộng đồng và xã hi nói chung. Mt trong  
nhng loi ti có thbuộc người phnphi chu hình pht là cái chết đó là việc hcó con mà  
không có chng.  
Theo truyn thng, những người phncó con mà không chng do bhiếp dâm thì đứa  
con đó bị gọi là “con hoang” và bản thân người phnữ ấy lẫn gia đình sẽ bcộng đồng chê bai,  
khinh bỉ và đứa con ấy cũng sẽ không được đối xcách công bng. Tuy nhiên, có thể người  
phnữ ấy vẫn được sống, ngược li, những người phnữ có con theo nghĩa là “chủ động”  
nhưng người đàn ông có quan hệ vi cô y không tha nhận thì người phnnày sbtrng  
pht hết sc nng nề: người này bpht v, bdẫn đi bêu rếu khp làng và thm chí bcạo đầu  
bôi vôi, thbè trôi sông và phi chết vì gần như không làng nào khác hay người đàn ông nào  
khác dám đón nhận người phnmang thai ngoài hôn nhân này.  
Như vậy, trong xã hi truyn thng Vit Nam, một người con gái có giá trị là người giữ  
được tiết hạnh cho đến khi ly chồng, do đó, mọi hành vi vi phm vào chun mc ấy đu phi  
nhn mt hình pht tcộng đồng vi mc nng nhtùy theo hành vi.  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
59  
Vvấn đề kết hôn, trong sut mt thi gian dài, vic kết hôn trong xã hi Vit Nam  
được quan nim là vic xác lp quan hvchng gia nam và n. Bluật Hôn nhân Gia đình  
Việt Nam năm 2014 vn quan niệm “kết hôn là vic nam và nxác lp quan hvchng vi  
nhau theo quy định ca Lut này về điều kin kết hôn và đăng ký kết hôn” (Luật Hôn nhân và  
Gia đình năm 2014, Điều 3, mục 5). Như vậy, mt cuc hôn nhân chun mc Vit Nam phi  
là mt skết hp giữa hai cá nhân “dị tính”, tức là gia mt nam và mt n, và mi skết hp  
đồng tính đều không đưc xem là mt cuộc hôn nhân đúng chuẩn mực và được pháp lut công  
nhn.  
4. Đến vấn đề “Bà mẹ đơn thân” và “hôn nhân đồng tính” hiện nay  
Theo các tác giả Gucciardi, Celasun và Steward thì “cha mẹ đơn thân (single parent)  
bao gm những người chưa bao giờ kết hôn, hoặc đã li thân, li dị, góa ba và hin ti chsng  
vi con chkhông sng với người phi ngẫu được tha nhn vmt pháp lut (Gucciardi,  
Celasun & Steward, 2004, p. 2). Vkhái niệm “bà mẹ đơn thân”, chúng tôi cũng phân ra hai  
loại đó là “bà mẹ đơn thân từ đầu” và bà “mẹ đơn thân thứ phát”. Bà mẹ đơn thân từ đầu là  
những người chn không ly chng hay sống chung như vợ chng vi một người đàn ông nhưng  
quyết định mang thai, sinh con và nuôi con mt mình từ đầu. Bà mẹ đơn thân thứ phát là nhng  
phnữ đã có chồng và sinh con nhưng sau đó li dị hoc chồng qua đời và hquyết định sng  
mt mình vi con.  
Trong bài viết này, chúng tôi hiểu “bà mẹ đơn thân” là những “bà mẹ đơn thân chủ  
động” (active single mother), những bà mẹ đơn thân từ đu tc là hchủ đng mang thai, sinh  
con và tự nuôi dưỡng con mà không kết hôn với đối tượng quan h, hoc chủ động mang thai  
và sinh con bng vic thtinh nhân tạo và không nói đến những “bà mẹ đơn thân thụ động”  
(passive single mother) tc là nhng phnlàm mẹ đơn thân ngoài ý muốn chng hạn như  
những người bị người bbn trai bỏ rơi khi mang thai khiến hphi trở thành người mẹ đơn  
thân, những người làm mẹ đơn thân vì bị hiếp dâm, chồng qua đi hoc bchng bỏ rơi.  
Hiện nay chưa có con số thng kê chính thc vsố lượng “bà mẹ đơn thân” tại Vit  
Nam nhưng có thể nói li sống đang là một trong những “lựa chọn” của nhiu phnữ, đặc bit  
là nơi giới phnữ có trình đhc vấn cao và thành đạt trong nghnghip. Sở dĩ nói như thế là  
bi theo sliu cuộc Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa - Ththao và Du  
lch, Tng cc Thng kê, UNICEF và Viện Gia đình và Gii thc hin, tlchn li sống độc  
thân là 2,5% mà trong đó, nữ gii chiếm đa số vi 87,6% tng số người độc thân, tlệ gia đình  
đơn thân (chỉ có cha hoc msng vi con) là 11,17%. (Bộ Văn hóa - Ththao và Du lch,  
Tng cc Thng kê, UNICEF, & Viện Gia đình và Giới, 2008, p. 22).  
Ti Vit Nam trong thời gian qua đã có một snghiên cu vhiện tượng bà mẹ đơn  
thân nhưng các nghiên cứu này chưa phân tích hiện tượng bà mẹ đơn thân như một hiện tượng  
ca sbiến đổi xã hi mà chyếu là đề cập đến cuc sng, nhng khó khan - thun li ca vic  
làm mẹ đơn thân mà thôi. Chẳng hn nghiên cu của Chu (2013) đã đề cập đến phnữ đơn  
thân vùng trung du min núi phía bắc, đề tài có cái nhìn tng hp, khách quan và toàn din  
vnhng vấn đề khó khăn, những nhu cu ca nhng phnữ đơn thân nuôi con; mở ra hướng  
tiếp cn mi trong hoạt động trgiúp cho phnữ đơn thân nuôi con dưới góc độ ca nhng  
người làm công tác xã hi (Chu, 2013, pp. 91-97). Vo (2016) thì đặt trng tâm vào vic mô tả  
60  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
chân dung xã hi và thc tin sinh kế ca các phnữ đơn thân ti Vit Nam trong bi cnh  
chuyển đổi (Vo, 2016, pp. 37-44). H. B. T. Nguyen (2020) thì tìm hiu những đặc điểm xã hi  
ca nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời sng vvt cht, tinh thn ca bà mlà công nhân ti  
các khu công nghip Sóng Thn (Bình Dương), phân tích những thun lợi, khó khăn và chỉ ra  
các yếu tchi phối đời sng vt cht, tinh thn ca các bà mẹ đơn thân.  
Nhìn dưới góc độ biến đổi xã hi, vic chn la li làm mẹ đơn thân chủ động ngay từ  
đầu cho thy mt sbiến đổi vgiá trrt ln trong xã hi Việt Nam đương đại, vì schn la  
này cho thấy con người đã vượt qua nhng chun mc ca xã hi truyn thống để ng xtheo  
các chun mc và giá trca cá nhân. Nếu trong xã hi truyn thng, việc người phnữ “không  
chồng mà có con” phải chịu đựng strng pht nng ntlut lệ cũng như cộng đồng bởi đã  
phm vào mt trong by trng ti (tht xuất). Nhưng hiện nay số người hướng ti cuc sng  
đc thân ngày càng nhiu. Khi không tìm thy nim hnh phúc thc stcuc sống gia đình,  
có thtbảo đảm cho cuc sng riêng ca cá nhân, nhiều người đã không muốn lập gia đình.  
Không ít bn trhiện nay nghĩ rằng hôn nhân không phải là cái đích duy nhất và cui cùng ca  
tình yêu. Có những tình yêu mãi mãi không có đám cưới, không có hôn thú. Đối vi nhiu  
người, gia đình không phải là bến đỗ cui cùng và duy nht (Nghiem, 2014; T. T. V. Nguyen,  
2015, p. 49).  
Đối vi vấn đề hôn nhân đồng tính Vit Nam hiện nay cũng vậy, tvic xem hôn  
nhân đồng tính là điều lch lc, phi tnhiên thm chí là bnh hon thì hin nay, xã hi Vit  
Nam đã có cái nhìn cởi mở hơn đối vi kiu hôn nhân giữa hai người cùng gii tính. Sci mở  
này trước hết thhin ở qui định ca luật pháp. Trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt  
Nam năm 2000 cấm vic kết hôn gia hai người đồng gii thì trong Lut mi công bố năm  
2014, không còn quy định cm hôn nhân giữa hai người cùng giới tính nhưng cuộc hôn nhân  
này chưa được công nhn vmt luật pháp. Như vậy tvic cm và kèm theo hình pht, lut  
pháp Việt Nam đã có sự thay đi dù dè dặt đó là vẫn cho phép những người cùng gii sng  
chung như vợ chồng nhưng không công nhận.  
Dù còn dè dt vmt luật pháp, nhưng về mt xã hi, vic chp nhn hôn nhân gia  
những người cùng gii tính có vlà rộng rãi hơn. Điều này thhin qua cuc nghiên cu do  
Vin Xã hi hc, Vin nghiên cu Xã hi, Kinh tế và Môi trường (ISEE) và Vin Chiến lược  
và Chính sách y tế phi hp thc hiện vào năm 2013 mà theo đó, có 33,7% số người được hi  
cho biết họ “ủng hvic hợp pháp hóa hôn nhân đồng gii trong khi tlkhông ng hlà  
52,9% (xem Bng 1).  
Bng 1  
Thái độ của người dân vvic hợp pháp hóa hôn nhân đồng gii  
Thái độ  
Tl%  
ng hộ  
33,7  
Lưỡng lự  
Không quan tâm  
Không ng hộ  
8,6  
2,2  
52,9  
2,6  
Không biết/không trli  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
61  
Thái độ  
Tl%  
Tng  
100,0  
(N)  
(5,303)  
Ngun: Vin Xã hi hc, ISEE, Vin Chiến lưc và Chính sách y tế (2013, p. 44)  
Như vậy, tcái nhìn kthị thì người dân trong xã hi Vit Nam hiện nay đang dần có  
cái nhìn ci mở hơn về hôn nhân gia những người cùng giới và điều này cũng là một chbáo  
cho thy sự thay đổi vmt chun mc và giá trtrong xã hi Vit Nam hin nay.  
5. Yếu tto sự thay đổi vchun mc, giá trị  
Có thnói, qua mt shiện tượng như vừa nêu trên có ththy xã hi Việt Nam đang  
có những thay đổi theo hướng nhng giá tr, chun mc truyn thống đang dần bthay thế bi  
các giá trmang tính cá nhân nhiều hơn. Chủ nghĩa cá nhân thường đi kèm với quá trình hin  
đại hóa xã hi, bởi khi bước vào quá trình hiện đi hóa, sc mnh ttp th, tcộng đng dn  
dần đánh mất hiu lực đối vi những hành động, suy nghĩ và ứng xca cá nhân và từ đó làm  
hình thành nên li sống duy cá nhân hơn là duy tập thể như trong bối cnh truyn thng.  
Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân ở Vit Nam có llà khác vi chủ nghĩa cá nhân ở Tây  
Phương. Quả vy, ở Tây Phương, chủ nghĩa cá nhân có cội ngun tnhững cơ sở triết hc từ  
thi kKhai sáng và nhng phong trào xã hội mà điển hình là phong trào nquyn (feminism).  
Trái li, chủ nghĩa cá nhân ở Vit Nam có thchlà kết qucủa quá trình “Tây phương hóa”  
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và “giới tinh hoa biểu tượng” (symbolic  
elite).  
Hiểu theo nghĩa của Wilfredo Pareto, gii tinh hoa là những người có nhng phm cht,  
nhng thành tu ngoi hng, là những người khác vi số đông còn lại trong lĩnh vực hoạt động  
ca h(Welty, 2016). Và Pareto cũng phân thành hai loại giới tinh hoa đó là gii tinh hoa chính  
phvà gii tinh hoa không thuc chính ph. Ở đây chúng tôi cho rằng sbiến đổi giá trca  
xã hi Việt Nam đương đại đến ttng lp tinh hoa không thuc chính phmà chúng tôi gi  
là “giới tinh hoa biểu tượng” mà cụ thlà giới văn nghệ sĩ, những người trong lĩnh vực thi  
trang mà Việt Nam được gọi chung là “giới showbiz” vốn có ảnh hưởng rt lớn đến gii trẻ  
(Rocher, ibid, 139-140).  
Quvy, gii nghệ sĩ, đặc bit là giới ca sĩ và giới người mu thi trang có mt nh  
hưởng rt lớn đến gii trVit Nam và chính hlà nhng biểu tượng (symbol) ca gii trvà  
nhiều người khác trong xã hi. Gần như chính họ là những người đại din, những người truyn  
ti, bin hnhng giá trị “phi truyền thống”, những giá trị mang tính “cá nhân chủ nghĩa” đến  
vi gii trtrong xã hi Vit Nam. Chúng ta có thể xem người đầu tiên “chính thức hóa” lối  
sống “bà mẹ đơn thân chủ động” ở Vit Nam là nữ ca sĩ Phương Thanh khi cô sinh con vào  
năm 2004 và cho đến nay vn không tiết lộ người cha của đứa con của mình là ai. Sau đó đến  
lượt nữ ca sĩ Thái Thùy Linh, nhà thiết kế thi trang Ngô Thái Uyên, nữ ca sĩ Hiền Thc, Vân  
Hugo và gần đây là nhiều nữ ca sĩ trẻ khác cũng tiếp bước trào lưu này.  
Bên cnh vic chn li sng bà mẹ đơn thân chủ động, đa số những người trong gii  
showbiz Việt cũng ủng hmnh mcho kiểu hôn nhân đồng tính thông qua nhng hình nh  
62  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
vui mng ca họ khi nước Mchính thc hp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Các chương trình  
truyn hình Vit Nam hiện nay cũng càng ngày càng xuất hin nhiu nhng cặp đôi đồng tính  
như là một chdu cho sự bình thường hóa ca loi hôn nhân này.  
Như vậy có thnói nhng giá trmang tính cá nhân chủ nghĩa ở Vit Nam không phi  
xut phát tmt quá trình phản tư (reflexibility) dai dẳng mang tính triết học mà hình như đến  
từ ảnh hưởng ca gii tinh hoa biểu tượng thông qua công cụ là các phương tiện truyn thông  
đại chúng. Hiu ứng “bắt chước” có thể là căn nguyên ca sự thay đổi hgiá trti Vit Nam  
hơn là kết quca quá trình lý tính hóa (rationalisation) ca xã hi vốn là điều mà Max Weber  
xem như là đặc trưng ca các xã hi hiện đại Tây phương (Fleury, 2016).  
Theo chúng tôi, hgiá trtruyn thng ca Vit Nam stiếp tc bthay thế bng nhng  
giá trmi cùng vi sphát trin mnh mcủa các phương tiện truyền thông đại chúng hin  
đại trong tương lai cùng với sự vượt lên ca chủ nghĩa cá nhân (individualism) khiến cho nhng  
giá trtp th, nhng chun mc xã hi truyn thng không còn tác dng chi phi mnh mẽ đến  
suy nghĩ cũng như ứng xcủa cá nhân mà thay vào đó, cá nhân dám chọn la sng theo nhng  
giá trvà li ích ca bản thân (Mannis, 1999, p. 124). Điều này có thể được xem như là những  
biu hin sbiến đổi xã hi cấp độ vi mô, tc là sự thay đổi vnhn thức, thái độ, hành vi  
nơi các cá nhân cũng như nơi các nhóm nhtrong xã hi.  
6. Kết lun  
Ktừ khi đất nước bước vào con đường đổi mi từ năm 1986 đến nay, xã hi Vit Nam  
đã và đang có nhng sbiến đổi sâu rng trên nhiều lĩnh vực. Do đó việc phân tích sbiến đổi  
xã hi cần được thc hin trên nhiu cấp độ phân tích khác nhau để có thhiểu rõ hơn và đầy  
đủ hơn tính chất phc tp, sự đa dạng và đa chiều kích ca sbiến đổi xã hi Việt Nam để có  
thcó nhng dự báo đúng hơn trong tương lai.  
Đóng góp của li tiếp cn xã hi hc vsbiến đổi xã hội đó là, bên cạnh vic phân  
tích nhng sbiến đổi cấp độ vĩ mô như biến đổi trong cơ cấu kinh tế, biến đổi trong cơ cấu  
hội hay văn hóa, v.v.v thì nó còn phân tích thêm nhng biến đổi xã hi cấp độ vi mô na.  
Biến đổi xã hi cấp độ vi mô cho thy những thay đổi trong quan nim sng, thế gii quan  
cũng như nhân sinh quan của các cá nhân trong xã hi. Nhìn cấp độ vi mô, xã hi Vit Nam  
hiện nay đang là một xã hội đang biến đi mà bài viết này là mt khám phá mang tính gi mở  
bước đầu cho nhng nghiên cu thc nghiệm sâu hơn trong tương lai.  
Tài liệu tham khảo  
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, & Viện Gia đình và Giới.  
(2008). Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 [Results of the Vietnam Family Survey  
viet-nam-nam-2006-1468094.html  
Chu, T. T. T. (2013). Thực trạng công tác hỗ trợ phụ nữ đơn thân phát triển kinh tế hộ gia đình  
tại xã Bá Xuyên thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên [Situation of work to support single  
women in household economic development in Ba Xuyen commune, Song Cong town,  
Thai Nguyen province]. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 112(12), 91-97.  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
63  
Fleury, L. (2016). Tư tưởng Max Weber [Thought Max Weber] (T. M. Le, Trans.). Ho Chi  
Minh, Vietnam: NXB Hồng Đức - Đại học Hoa Sen.  
Gucciardi, E., Celasun, N., & Stewart, D. (2004). Single-mother families in Canada. Canadian  
Journal of Public Health/Revue Canadienne De Santé Publique, 95(1), 70-73.  
Hoang, C. B. (2008). Biến đổi xã hội Việt Nam qua hơn 20 đổi mới [Transforming Vietnamese  
society through more than 20 innovations]. Paper presented at Hội thảo Quốc tế về Việt  
Nam học lần III, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam.  
Le, N. H. (2010). Các cấp độ và xu hướng biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ góc  
độ xã hội học [The levels and trends of social change in Vietnam today: From a  
sociological perspective]. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, 4, 6-10.  
Mannis, V. (1999). Single mothers by choice. Family Relations, 48(2), 121-128.  
doi:10.2307/585075  
Nguyen, C. D. (2017). Lục Vân Tiên. Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Văn Học.  
Nghiem, T. N. (2014). Một số biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu  
hóa [Some changes of Vietnamese family culture in the globalization context]. Retrieved  
March  
11,  
2020,  
from  
Tạp  
chí  
Cộng  
sản  
website:  
Nguyen, D. M. (2014). Một số biến động trong hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay [Some  
changes in marriage and family in Vietnam today]. Retrieved March 12, 2020, from  
viet-nam-hien-nay*.html  
Nguyen, H. B. T. (2020). Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ  
góc độ chính sách xã hội [The life of single mothers in industrial zones from a social  
policy perspective]. (Unpublished doctoral dissertation). Học viện Khoa học Xã hội,  
Hanoi, Vietnam.  
Nguyen, T. T. V. (2015). Hiện tượng ‘người mẹ đơn thân’ ở Hàn Quốc và liên hệ với Việt Nam  
từ góc nhìn chính sách xã hội [The phenomenon of 'single mother' in Korea and contacting  
with Vietnam from a social policy perspective]. Tạp chí Nghiên cứu con người, 3(78),  
45-51.  
Rocher, G. (1968). Introduction à la sociologie. 3. Le Changement social [Introduction to  
sociology. 3. Social change]. Paris, France: Seuil.  
Trinh, H. B. (2007). Về sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại [About the  
transformation of the modern Vietnamese family pattern]. Retrieved March 13, 2020,  
from Thông tin pháp luật dân sự website: http://bacvietluat.vn/ve-su-bien-doi-cua-khuon-  
Viện Xã hội học, ISEE, & Viện Chiến lược và Chính sách y tế. (2013). Kết quả trưng cầu ý  
kiến người dân về hôn nhân đồng giới [Results of referendum on same-sex marriage].  
64  
Lê Minh Tiến. Tp chí Khoa học Đại hc MThành phHChí Minh, 15(1), 56-64  
Vo, T. C. (2016). Từ nghiên cứu về sinh kế đến những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu sinh kế  
của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam [From livelihood research to the issues posed to  
research on livelihoods of single mothers in Vietnam]. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã  
hội, 3(399), 37-44.  
Welty, G. (2016). Pareto’s theory of elites: Circulation or circularity? Mundo Siglo XXI, 38(21),  
49-58.  
pdf 9 trang baolam 12/05/2022 6420
Bạn đang xem tài liệu "Sự biến đổi xã hội từ góc nhìn xã hội học vi mô qua hai hiện tượng: Bà mẹ đơn thân và hôn nhân đồng tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfsu_bien_doi_xa_hoi_tu_goc_nhin_xa_hoi_hoc_vi_mo_qua_hai_hien.pdf