Tinh chế kháng thể IGY từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng và trị bệnh Gumboro trên gà

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 12: 976-985  
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(12): 976-985  
TINH CHẾ KHÁNG THỂ IGY TỪ LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ VÀ  
ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ  
Vũ Thị Thu Hằng, Lê Quốc Hòa, Trịnh Thị Bích Ngọc, Vũ Xuân Đăng, Nguyễn Thị Yến,  
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan*  
Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam  
*Tác giả liên hệ: letranphan@vnua.edu.vn  
Ngày nhận bài: 27.12.2019  
Ngày chấp nhận đăng: 24.02.2020  
TÓM TẮT  
Mục tiêu của nghiên cứu này là tinh chế kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng để phòng và điều trị  
bệnh Gumboro trên gà. Gà mái giống ISA Brown 16 tuần tuổi được gây tối miễn dịch để tạo ra trứng có hiệu giá  
kháng thể cao. Kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch cho thấy kháng thể đặc hiệu kháng virus Gumboro tăng  
mạnh, đặc biệt là sau khi gây tối miễn dịch với virus cường độc vô hoạt. Hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà  
đạt mức cao nhất sau 8 tuần tiêm vacxin (giá trị S/P là 2,86 ± 0,068). Tương tự, hiệu giá kháng thể trong lòng đỏ  
trứng cũng tăng, giá trị S/P của kháng thể IgY là 2,56 ± 0,11, giá trị S/P của IgY sau tinh chế từ lòng đỏ là 2,60 ± 0,052.  
Hiệu giá kháng thể ổn định trong điều kiện bảo quản ở 4C và bổ sung 0,1% sodium benzoate. Kết quả điều trị gà khi  
gây bệnh thực nghiệm với virus Gumboro cho thấy việc sử dụng sản phẩm kháng thể IgY tinh chế đem lại hiệu quả  
tốt trong phòng trị cho gà: 10/10 gà được tiêm kháng thể IgY trước đó và 9/10 gà được điều trị bằng kháng thể IgY  
sống sót sau khi tiêm virus gumboro cường độc, trong khi 9/10 gà lô đối chứng không được tiêm kháng thể đều  
bị chết.  
Từ khoá: Bệnh Gumboro, IgY tinh khiết, điều trị.  
Purification of IgY from Egg Yolk and Its Application for Prevention  
and Treatment of Gumboro Disease in Poultry  
ABSTRACT  
The objective of this study was to purify IgY antibodies from chicken egg yolks and apply them for prevention and  
treatment of Gumboro disease in chickens. In this study, ISA Brown layers of 16 weeks old were used for hyper-  
immunization to produce eggs with high antibody titers. The immunization results showed that IBD antibody titer sharply  
increased, especially after hyper-immunizing. The highest titer in the serum samples was obtained at 8 weeks post first  
vaccination (S/P value was 2.86 ± 0.068). Similar with sera, titter of IBD antibody also raised in eggs, S/P value of IgY-  
antibody was 2.56 ± 0.111, S/P value of purified IgY from the appropriate yolk was 2.60 ± 0.052. The antibody titer of  
purified IgY product was stable at 4C with 0.1% sodium benzoate added. The treatment results of chickens that were  
experimentally infected with gumboro virus showed that 10/10 chickens previously received IgY antibody and 9/10  
chickens were treated with IgY antibody after challenging gumboro virus were survived and recovered while 9/10  
chickens in the control group that did not receive IgY antibody before challenging test were died.  
Keywords: Gumboro disease, purified IgY, treatment.  
đàn gà từ 10 ngày đến 60 ngày tuổi, song đa số  
các đàn gà mắc bệnh đều ở độ tuổi từ 15 đến 30  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
ngày. Tỷ lệ chết của gà khi bị nhiễm bệnh  
khoảng 3-20% nếu không ghép với các bệnh  
khác và 21-100% nếu nhiễm kèm với các bệnh  
khác gây ra bởi virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.  
Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm  
cấp tính nguy hiểm, gây thiệt hại rất lớn cho  
chăn nuôi gà, cả ở quy mô công nghiệp cũng như  
quy mô hộ gia đình. Bệnh thường xảy ra ở các  
976  
Vũ Thị Thu Hằng, Lê Quốc Hòa, Trịnh Thị Bích Ngọc, Vũ Xuân Đăng, Nguyễn Thị Yến,  
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan  
Năm 1893, Klemperer lần đầu tiên mô tả  
hàm lượng chất dinh dưỡng lớn dẫn đến nguy cơ  
nhiễm khuẩn trong sản phẩm rất cao nên các  
sản phẩm này chủ yếu được bảo quản bằng  
Formalin và đây là một nguyên nhân làm giảm  
nhanh hiệu giá của kháng thể đặc hiệu, do đó  
làm giảm đáng kể thời hạn sử dụng của sản  
phẩm, chưa kể đến ảnh hưởng của formalin tồn  
dư trong chất lượng sản phẩm thịt sau này. Sản  
phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là sản phẩm  
tinh chế nhưng có giá thành cao, thời gian nhập  
hàng và vận chuyển kéo dài trong khi thời hạn  
sử dụng của sản phẩm ngắn gây khó khăn trong  
quá trình tiếp cận và sử dụng sản phẩm. Vì vậy,  
trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành  
nghiên cứu tinh chế kháng thể IgY từ lòng đỏ  
trứng gà và ứng dụng để phòng và điều trị bệnh  
Gumboro trên gà. Sản phẩm kháng thể tinh chế  
được tạo ra kỳ vọng sẽ có giá thành hạ so với  
sản phẩm ngoại nhập, đồng thời hạn chế những  
nhược điểm của kháng thể lòng đỏ dạng thô.  
việc gây miễn dịch cho gà tạo ra kháng thể đặc  
hiệu, các kháng thể này được truyền từ huyết  
thanh sang trứng. Kháng thể được truyền từ gà  
mẹ sang gà con qua giai đoạn tiềm ẩn của trứng  
và đóng một vai trò quan trọng trong chức năng  
miễn dịch cho gà con (khi hệ miễn dịch chưa  
hoàn chỉnh ở giai đoạn đầu) có thể chống lại các  
bệnh truyền nhiễm (Rose & Orlans, 1981). Sự  
chuyển giao này xảy ra thông qua một thụ thể  
trên bề mặt của màng túi noãn hoàng, cho phép  
sự vận chuyển có chọn lọc của tất cả các quần  
thể IgY có trong máu của gà mẹ (Mohammed &  
cs., 1998; Morrison & cs., 2002; Tressler & Roth,  
1987). Kháng thể IgY là sản phẩm thu được từ  
lòng đỏ trứng của những con gà đã được gây  
miễn dịch. Sản phẩm này chứa hàm lượng cao  
các kháng thể đặc hiệu và các chất hỗ trợ miễn  
dịch sẵn có trong lòng đỏ trứng. Bên cạnh đó,  
việc sản xuất IgY từ lòng đỏ trứng để sử dụng  
cho gà lại mang đến những ưu việt riêng đối với  
hệ miễn dịch. Năng suất sản xuất kháng thể  
IgY của 1 con gà 17-35g IgY/gà/năm gấp 5 đến  
10 lần so với lượng IgG thu được từ 1 con  
thỏ/năm (Schade & cs., 2005), ngoài ra chi phí  
cho việc duy trì một đàn gà đẻ trứng thấp hơn  
nhiều so với việc duy trì đàn thỏ để có một lượng  
kháng thể tương đương. Việc sản xuất kháng  
thể đặc hiệu từ lòng đỏ trứng giúp làm giảm các  
vi phạm về đạo đức động vật nuôi. Việc sử dụng  
kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng để phòng và trị  
bệnh cho vật nuôi là một phương án hiệu quả  
trong xu hướng chăn nuôi sạch, hạn chế sử dụng  
thuốc kháng sinh.  
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1. Nguyên liệu  
- Gà mái giống ISA Brown 16 tuần được sử  
dụng để gây miễn dịch và thu trứng sản xuất  
kháng thể. Gà con 14 ngày tuổi để thực hiện thí  
nghiệm đánh giá hiệu quả phòng và trị bệnh  
của kháng thể lòng đỏ tinh chế.  
- Vacxin 3 trong 1 Nobilis IB multi+G+ND  
- Virus IBD cường độc: Chủng IBDV cường  
độc được phân lập từ thực địa do Phòng thí  
nghiệm trọng điểm Công nghệ Sinh học Thú y  
cung cấp. Chủng virus này được vô hoạt với  
0,2% Formalin sau đó được phối trộn với chất bổ  
trợ MONTANIDETM IMS 1313 VGN trước khi  
gây miễn dịch cho gà.  
Sử dụng vacxin đúng quy trình là một biện  
pháp hiệu quả để ngăn chặn và kiểm soát bệnh  
Gumboro trên gà. Bên cạnh đó việc sử dụng  
kháng thể lòng đỏ trong quá trình điều trị gà  
sau khi mắc bệnh đã cho thấy hiệu quả chữa  
bệnh lên đến 90% (số liệu tham khảo điều trị  
thực tế). Các sản phẩm IgY trên thị trường Việt  
Nam hiện tại có hai nguồn chủ yếu, các sản  
phẩm trong nước là các IgY dạng thô, sử dụng  
toàn bộ lòng đỏ trứng chưa tách chiết, trong quá  
trình tiêm, thường gây ra các vết sưng viêm cho  
gà tại vị trí tiêm, ảnh hưởng đến sức khỏe và  
chất lượng vật nuôi. Các sản phẩm dạng thô có  
- Kit ELISA: IDEXX IBD Ab Test -  
Infectious Bursal Disease Virus Antibody Test kit  
2.2. Phương pháp  
2.2.1. Quy trình gây tối miễn dịch cho gà mái  
Tổng số 30 gà hậu bị giống ISA Brown 16  
tuần tuổi khỏe mạnh được chia thành 3 nhóm  
thí nghiệm. Nhóm 1 (10 con gà) được gây miễn  
dịch 3 lần với vacxin 3 trong 1 Nobilis IB  
977  
Tinh chế kháng thể igy từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng và trị bệnh Gumboro trên gà  
multi+G+ND, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Nhóm  
2 (10 con gà) được gây miễn dịch 3 lần với  
vacxin và 2 lần với chủng virus cường độc IBD  
đã được vô hoạt phối trộn với chất bổ trợ, các lần  
gây miễn dịch cách nhau 2 tuần. Nhóm 3 (10  
con) là nhóm gà đối chứng không tiêm. Tất cả gà  
ở 3 nhóm thí nghiệm được lấy máu và trứng  
trước mỗi lần gây miễn dịch. Hàm lượng kháng  
thể IBD có trong huyết thanh và trứng của 3  
nhóm thí nghiệm được xác định bằng phản ứng  
ELISA. So sánh hàm lượng kháng thể IBD có  
trong trứng của 3 nhóm thí nghiệm để lựa chọn  
quy trình gây miễn dịch cho gà mái.  
2.2.4. Đánh giá hiệu quả phòng bệnh và  
điều trị bệnh Gumboro của kháng thể IgY  
tinh chế  
Sử dụng 30 gà 14 ngày tuổi khỏe mạnh,  
đồng đều về khối lượng chưa được tiêm phòng  
vacxin Gumboro vào thí nghiệm. Gà được chia  
thành 3 nhóm thí nghiệm, mỗi nhóm 10 con gà,  
nhóm 1 và nhóm 2 không được bổ sung kháng  
thể IgY tinh chế, nhóm 3 được tiêm kháng thể  
IgY tinh chế với liều 0,5 mL/con, tiêm nhắc lại  
lần 2 sau 1 tuần. Sau 7 ngày tiêm kháng thể  
mũi 2 ở nhóm 3, cả ba nhóm gà được gây nhiễm  
với virus Gumboro cường độc với liều 102  
TCID50/con (TCVN, 2011). Sau khi gà thí  
nghiệm bắt đầu có biểu hiện lâm sàng của bệnh  
Gumboro như giảm ăn, ủ rũ, lông xù, run rẩy  
thì tiến hành tiêm kháng thể IgY tinh chế đối  
với nhóm 2 với liều 1ml/con, tiêm 2 lần mỗi lần  
cách nhau 48 giờ. Theo dõi các biểu hiện lâm  
sàng của bệnh Gumboro ở 3 nhóm, đánh giá tỷ  
lệ gà ốm, chết ở 3 nhóm gà thí nghiệm.  
2.2.2. Xác định hàm lượng kháng thể IBD  
bằng phản ứng ELISA  
Hàm lượng kháng thể IBD có trong huyết  
thanh và trứng của 3 nhóm thí nghiệm được xác  
định bằng kit ELISA IBD của hãng IDEXX, thí  
nghiệm được tiến hành phản ứng theo hướng  
dẫn của nhà sản xuất. Kết quả phản ứng xác  
định bằng cách tính tỷ lệ giữa giá trị mẫu kiểm  
tra trên giá trị đối chứng dương (S/P).  
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng  
của nhiệt độ bảo quản đối với kháng thể  
IgY tinh chế  
Kháng thể tinh chế được bảo quản ở các  
nhiệt độ khác nhau: -20°C, 4°C, 37°C. Hàm  
lượng kháng thể kháng IBD được xác định ở các  
khoảng thời gian bảo quản từ sau 2, 4, 6, 8, 10,  
12 tuần đến 12 tháng (ở trong nghiên cứu chỉ  
thể hiện kết quả đến 12 tuần) theo phương pháp  
ELISA.  
Những mẫu huyết thanh có tỷ lệ S/P 0,2  
(hiệu giá kháng thể 96) được coi là âm tính, tỷ  
lệ S/P >0,2 (hiệu giá kháng thể >396) là dương  
tính. Giá trị S/P tỷ lệ thuận với hàm lượng  
kháng thể Gumboro.  
Hiệu giá kháng thể = 101,09 (log10 S/P) + 3,36  
2.2.3. Tinh chế kháng thể IgY  
Trứng được làm sạch và sát trùng vỏ trước  
khi sử dụng. Quy trình tách chiết được thực hiện  
trong phòng sạch đảm bảo vô trùng. Lòng đỏ  
trứng được tách cẩn thận từ lòng trắng trứng.  
Lòng đỏ sau đó được hòa loãng với nước cất vô  
trùng theo tỷ lệ lòng đỏ : nước (1:10). Lòng đỏ  
trứng pha loãng được chỉnh pH ở 5,5 sau đó để  
qua đêm -20C. Tiếp theo, hỗn hợp lòng đỏ được  
rã đông và ly tâm 5.000 vòng/phút trong 30 phút  
ở 4C. Sau khi ly tâm, dịch nổi được thu lại,  
Amonium sulfate được bổ sung với nồng độ cuối  
cùng 29%, 4C và được ly tâm ở điều kiện 8.000  
vòng/phút, trong 20 phút, 4C. IgY tinh chế thu  
được khi hòa lại tủa sau khi ly tâm với 1xPBS.  
Dịch tinh chế IgY được bổ sung chất bảo quản  
sau đó chia chai và bảo quản ở 4C.  
2.2.6. Ảnh hưởng của chất bảo quản đối với  
kháng thể IgY tinh chế  
Kháng thể tinh sạch được bổ sung chất bảo  
quản ở các nồng độ thường được sử dụng phổ biến,  
cụ thể 2,0của formalin và 0,1% của sodium  
benzoate sau đó bảo quản ở 4°C. Hàm lượng  
kháng thể kháng IBD được xác định ở các khoảng  
thời gian bảo quản từ sau 2, 4, 6, 8, 10, 12 tuần  
đến 12 tháng (ở trong nghiên cứu chỉ thể hiện kết  
quả đến 12 tuần) theo phương pháp ELISA.  
2.2.7. Xử lý số liệu  
Số liệu thu thập được xử lý phân tích  
ANOVA 2 yếu tố bằng phần mềm SAS phiên  
978  
Vũ Thị Thu Hằng, Lê Quốc Hòa, Trịnh Thị Bích Ngọc, Vũ Xuân Đăng, Nguyễn Thị Yến,  
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan  
bản 9.1. So sánh các giá trị trung bình giữa các  
nghiệm thức ở mức P <0,05 bằng phép kiểm  
định Duncan's Multiple range test.  
kháng thể Gumboro trong huyết thanh gà sau  
khi gây tối miễn dịch đã được đánh giá và được  
thể hiện trong bảng 1.  
Kết quả so sánh sự biến động kháng thể của  
gà mái ở 3 nhóm thí nghiệm (Bảng 1) cho thấy:  
Nhóm 1 (gà được tiêm vacxin 3 lần mỗi lần cách  
nhau 2 tuần) hàm lượng kháng thể có sự sai  
khác có ý nghĩa (P <0,05) mỗi lần tiêm vacxin và  
hàm lượng kháng thể tăng dần đạt giá trị cao  
nhất tại tuần thứ 8 (giá trị S/P trung bình 2,04  
± 0,06), các tuần tiếp theo hàm lượng kháng thể  
không tăng thêm. Sự biến động hàm lượng  
kháng thể trong nhóm 2 cũng có sự sai khác có ý  
nghĩa (P <0,05) qua các lần tiêm cũng tương tự  
nhóm 1. Hàm lượng kháng thể tăng dần sau mỗi  
lần tiêm, tại thời điểm tuần thứ 10 sau khi tiêm  
mũi 2 với kháng nguyên là virus Gumboro  
cường độc vô hoạt, hàm lượng kháng thể đạt giá  
trị cao nhất (giá trị S/P trung bình 2,84 ± 0,02).  
Nhóm 3 đối chứng, sự biến động của hàm lượng  
kháng thể sai khác nhau không có ý nghĩa (P  
<0,05) trong thời gian theo dõi thí nghiệm. So  
sánh hàm lượng kháng thể Gumboro có trong  
huyết thanh của 3 nhóm thí nghiệm cho thấy ở  
nhóm 2 cho hàm lượng kháng thể trung bình  
cao nhất (giá trị S/P trung bình 2,21A). Trong  
thời gian miễn dịch, hàm lượng kháng thể tại  
thời điểm 8 tuần có hàm lượng kháng thể cao  
nhất (giá trị S/P trung bình 2,08A)  
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
3.1. Đáp ứng miễn dịch của gà trước và sau  
khi gây miễn dịch bằng vacxin  
Trước khi nghiên cứu quy trình gây tối miễn  
dịch cho gà, gà mái giống ISA Brown 16 tuần tuổi  
được tiến hành xác định hàm lượng kháng thể  
Gumboro có trong huyết thanh bằng phản ứng  
ELISA và kết quả được thể hiện trong hình 1.  
Hàm lượng kháng thể Gumboro có trong  
huyết thanh gà trước khi gây miễn dịch đều đạt  
ngưỡng dương tính (với giá trị S/P trung bình  
1,302 ± 0,08) không thấy sự khác nhau không có  
ý nghĩa ở từng cá thể (với P <0,05) khi phân tích  
bằng phần mềm Excel. Gà mái hậu bị có hàm  
lượng kháng thể Gumboro trong huyết thanh  
cao do trong quá trình chăn nuôi, gà hậu bị được  
tiêm phòng vacxin đầy đủ và theo lịch trình để  
bảo vệ cho đàn gà trước các tác nhân gây bệnh  
truyền nhiễm.  
Để thu được kháng thể IgY có hiệu giá cao  
trong lòng đỏ trứng gà thì gà mái cần được gây  
tối miễn dịch. Trong nghiên cứu này, hai quy  
trình gây tối miễn dịch cho gà đã được sử dụng  
và kết quả nghiên cứu biến động hàm lượng  
Hình 1. Đồ thị mô tả hiệu giá kháng thể Gumboro của gà mái trước khi gây miễn dịch  
979  
Tinh chế kháng thể igy từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng và trị bệnh Gumboro trên gà  
Bảng 1. Sự biến động hàm lượng kháng thể Gumboro ở các nhóm thí nghiệm  
sau khi gây tối miễn dịch  
Thời gian miễn dịch (tuần)  
Trung bình  
theo nhóm  
Nhóm  
2
4
6
8
10  
12  
1
1,29e  
1,35e  
1,29e  
1,31d  
1,45d  
1,48d  
1,32e  
1,43c  
1,86c  
1,9c  
2,04b  
2,83a  
1,36e  
2,08a  
1,97b  
2,84a  
1,37e  
2,07a  
2,03b  
2,82a  
1,34e  
2,06a  
1,77b  
2,21a  
1,34c  
2
3
1,36e  
1,71b  
Trung bình theo thời gian miễn dịch  
Ghi chú: Các ký tự a, b, c… là thứ tự sắp xếp từ cao đến thấp theo nhóm giá trị S/P trung bình. Các giá trị trung  
bình mang cùng một chữ cái thì không khác biệt có nghĩa thống kê ở mức P <0,05.  
Bảng 2. Hàm lượng kháng thể trong trứng của 3 nhóm thí nghiệm theo thời gian  
Thời gian miễn dịch (tuần)  
Trung bình  
Nhóm  
theo nhóm  
4
6
8
10  
12  
1
1,22e  
1,34d  
0,98f  
1,21c  
1,61c  
1,66bc  
1,22e  
1,51b  
1,86b  
2,41a  
1,15e  
1,89a  
1,82b  
2,55a  
1,08f  
1,91a  
1,83b  
2,53a  
1,03f  
1,89a  
1,67B  
2,09A  
1,09C  
2
3
Trung bình theo thời gian miễn dịch  
Ghi chú: Các giá trị trung bình mang cùng chữ cái theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05).  
Hình 2. Quy trình tinh chế IgY từ lòng đỏ trứng  
Để đánh giá được sự biến động hàm lượng  
kháng thể trong trứng ở các nhóm thí nghiệm  
khác nhau, trứng gà đã được thu theo từng  
nhóm thí nghiệm vào các thời điểm 4, 6, 8, 10 và  
12 tuần sau khi gây tối miễn dịch và kết quả  
đánh giá phân tích hàm lượng kháng thể bằng  
phần mềm SAS được thể hiện trong bảng 2. Kết  
quả nghiên cứu cho thấy sự biến động hàm  
lượng kháng thể Gumboro trong trứng sai khác  
nhau có ý nghĩa thống kê (P <0,05) ở 3 nhóm thí  
nghiệm và theo thời gian miễn dịch. Cụ thể,  
theo nhóm thí nghiệm, nhóm 2 cho hàm lượng  
kháng thể trong trứng cao nhất với giá trị S/P  
trung bình theo nhóm = 2,09 (xếp nhóm A), tiếp  
đến là nhóm 1 với giá trị S/P trung bình theo  
nhóm = 1,67 (xếp nhóm B), nhóm 3 đối chứng có  
hàm lượng kháng thể thấp nhất với giá trị S/P  
trung bình theo nhóm = 1,09 (xếp nhóm C).  
Đánh giá theo thời gian miễn dịch, hàm lượng  
kháng thể trong trứng đạt giá trị cao nhất tại  
thời điểm 10 tuần sau khi gây tối miễn dịch cho  
gà mái với giá trị S/P trung bình theo nhóm =  
1,91 (xếp nhóm A) các tuần tiếp theo hàm lượng  
kháng thể không có sự biến động.  
980  
Vũ Thị Thu Hằng, Lê Quốc Hòa, Trịnh Thị Bích Ngọc, Vũ Xuân Đăng, Nguyễn Thị Yến,  
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan  
Như vậy, với kết quả sự biến động của hàm  
lượng kháng thể Gumboro ổn định trong thời gian  
theo dõi. Hàm lượng kháng thể Gumboro bảo  
quản ở điều kiện 4C thấp hơn so với khi bảo  
quản ở điều kiện -20C, tuy nhiên, sự sai khác  
này không có ý nghĩ thống kế (p <0,05). Do đó, kết  
luận bảo quản kháng thể IgY tinh chế ở điều kiện  
4C là phù hợp với các kết quả được công bố  
(Schade & cs., 2005). Tương tự như nhiệt độ bảo  
quản, chất bảo quản sử dụng trong sản phẩm  
kháng thể cũng ảnh hưởng tới tới hiệu giá kháng  
thể Gumboro cũng như chất lượng sản phẩm.  
Formalin và Sodium benzoate là 2 chất bảo quản  
phổ biến có tác dụng kháng khuẩn được lựa chọn  
sử dụng trong nghiên cứu. Sản phẩm được bổ  
sung chất bảo quản, sau đó theo dõi hiệu giá  
kháng thể Gumboro theo thời gian bảo quản ở  
4C. Kết quả nghiên cứu cho thấy kháng thể IgY  
được bảo quản bằng Formalin có hàm lượng  
kháng thể Gumboro giảm dần theo thời gian, sau  
12 tuần bảo quản giá trị S/P còn 0,24 ± 0,03.  
Trong khi đó, kháng thể IgY tinh chế được bảo  
quản bằng Sodium benzoate thì hàm lượng kháng  
thể ổn định trong thời gian theo dõi (Hình 5).  
Formalin là chất bảo quản có khuyến cáo gây ảnh  
hưởng đến sức khỏe sinh vật khi phơi nhiễm ở  
nồng độ cao, trong khi đó Sodium benzoate là  
chất bảo quản được sử dụng trong thực phẩm, do  
đó Sodium benzoate cần được nghiên cứu thêm để  
có thể sử dụng trong quá trình sản xuất lâu dài.  
lượng kháng thể trong huyết thanh và trong  
trứng ở 3 nhóm thí nghiệm, có thể thấy rằng  
quy trình gây tối miễn dịch ở nhóm 2 cho hàm  
lượng kháng thể trong huyết thanh và trứng cao  
nhất so với 2 nhóm còn lại. Thời gian hàm lượng  
kháng thể đạt giá trị cao nhất tại tuần 8 sau  
gây miễn dịch. Do đó, trong quá trình gây miễn  
dịch cho đàn gà cần xác định tuổi của gà mái  
trước gây miễn dịch sao cho thời gian đẻ trứng  
đều trùng với thời gian mà hàm lượng kháng  
thể trong trứng đạt giá trị cao nhất.  
3.2. Tinh chế và bảo quản kháng thể IgY  
Kết quả tách chiết IgY cho thấy từ một lòng  
đỏ có thể tích trung bình khoảng 12 mL, với hiệu  
giá IBD (S/P) 2,56 ± 0,111, sau quá trình tách  
chiết thu được 40 mL dịch IgY tinh chế có hiệu  
giá IBD tương ứng (S/P) 2,60 ± 0,052. Dung dịch  
kháng thể IgY sau khi tinh chế có màu trắng  
trong. Lòng đỏ trứng ở dạng đặc quánh chứa hàm  
lượng lớn các protein, cholesterol, choline, nếu  
chưa được pha loãng ở độ pha loãng phù hợp,  
kháng thể IgY chưa được giải phóng hoàn toàn,  
do đó sau khi tinh sạch, chế phẩm tinh sạch cũng  
giúp cơ thể vật nuôi dễ dàng hấp thụ hơn. So  
sánh hàm lượng kháng thể trong huyết thanh gà,  
trứng và chế phẩm IgY được tách chiết tương ứng  
(Hình 3) cho thấy lượng kháng thể IgY trong  
trứng và trong chế phẩm tỷ lệ với hàm lượng  
kháng thể có trong huyết thanh gà, điều này phù  
hợp với nghiên cứu của Klemperer (1893). Như  
vậy, trong quá trình khai thác trứng để sản xuất  
IgY, cần phải theo dõi định kỳ hàm lượng kháng  
thể trong huyết thanh gà để có kế hoạch bổ sung  
miễn dịch hợp lý cho đàn gà.  
Nhiệt độ trong quá trình bảo quản luôn ảnh  
hướng tới hiệu giá kháng thể Gumboro cũng như  
chất lượng sản phẩm kháng thể IgY. Để đánh giá  
ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu giá kháng thể  
Gumboro trong sản phẩm, hiệu giá kháng thể của  
sản phẩm IgY tinh chế được theo dõi qua thời  
gian ở các điều kiện bảo quản khác nhau (-20C,  
4C và 37C). Kết quả thu được (Hình 4) cho thấy  
hàm lượng kháng thể Gumboro trong sản phẩm  
IgY tinh chế được bảo quản trong điều kiện 37C  
giảm nhanh sau 2 tuần (giá trị S/P sau 2 tuần  
bảo quản = 0,70 ± 0,18). Trong khi đó, sản phẩm  
được bảo quản trong điều kiện -20C và 4C hàm  
3.3. Đánh giá hiệu quả phòng và điều trị  
bệnh Gumboro của kháng thể IgY tinh chế  
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng  
kháng thể Gumboro của các nhóm gà trước khi  
tiêm kháng thể đều ở ngưỡng âm tính (giá trị  
S/P <0,2). Tại nhóm 3, gà được tiêm kháng thể  
IgY tinh chế với liều 0,5 mL/con, nhắc lại sau 1,  
hàm lượng kháng thể trong huyết thanh tăng  
lên đạt ngưỡng dương tính (giá trị S/P = 1,31 ±  
0,02), trong khi đó, ở nhóm 1 và 2 hàm lượng  
kháng thể vẫn ở ngưỡng âm tính (Bảng 3). Bảy  
ngày sau tiêm kháng thể mũi 2 ở nhóm 3, cả 3  
nhóm gà được nhỏ mắt bằng virus Gumboro độc  
lực cao phân lập từ thực địa với liều 102 TCID-  
50/con. Sau 2 ngày gây nhiễm virus độc lực cao,  
gà nhóm 2 được tiêm kháng thể IgY tinh chế với  
liều 1 mL/con lặp lại mũi 2 sau 48 h, theo dõi  
biểu hiện triệu chứng, bệnh tích và tỷ lệ chết ở  
các nhóm thí nghiệm (Bảng 4).  
981  
Tinh chế kháng thể igy từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng và trị bệnh Gumboro trên gà  
Hình 3. Mối tương quan hàm lượng kháng thể Gumboro trong huyết thanh gà, lòng đỏ  
trứng và chế phẩm IgY sau tinh chế tương ứng của các nhóm gà  
Hình 4. Đồ thị mô tả hiệu giá kháng thể của Hình 5. Đồ thị mô tả hiệu giá kháng thể của  
sản phẩm được bảo quản ở các nhiệt độ  
khác nhau theo thời gian  
sản phẩm được bổ sung chất bảo quản khác  
nhau theo thời gian  
Bảng 3. Giá trị S/P của các nhóm gà trước và sau khi tiêm kháng thể  
Nhóm 1  
Nhóm 2  
Nhóm 3  
Trước tiêm kháng thể  
0,11 ± 0,04  
0,12 ± 0,03  
0,12 ± 0,02  
0,09 ± 0,05  
0,14 ± 0,02  
1,31 ± 0,02  
Sau tiêm kháng thể cho nhóm 3  
Theo kết quả công virus Gumboro cường độc  
(Bảng 4) ở nhóm 1 và 2 không được tiêm kháng  
thể IgY, tỷ lệ gà ốm cao hơn, lần lượt là 7/10 và  
6/10, trong đó có các triệu chứng ỉa chảy, phân  
loãng nhiều nước, vàng trắng lẫn lộn, sánh nhớt,  
có bọt lổn nhổn là 6/10 con. Nhóm 3 được tiêm  
kháng thể, tỷ lệ gà ốm là 2/10, trong đó xuất hiện  
các triệu chứng ỉa chảy, phân loãng nhiều nước,  
vàng trắng lẫn lộn, sánh nhớt, có bọt lổn nhổn là  
1/10 con. Trong những ngày tiếp theo, ở nhóm 1  
tỷ lệ gà ốm tăng lên 9/10 con, tỷ lệ gà chết 9/10  
con với bệnh tích điển hình của bệnh Gumboro  
như xuất huyết cơ đùi, túi Fabricius phía ngoài  
thẩm dịch keo nhầy gelatin trong suốt, mặt múi  
khế xuất huyết, mủn nát, màu kem đục  
(Cheville, 1967; Helmboldt & Garner, 1964)  
(Hình 6). Sau 2 ngày công virus độc lực cao,  
nhóm 2 được tiêm kháng thể IgY tinh chế, trong  
các ngày tiếp theo tỷ lệ gà ốm giảm còn 4/10 con,  
tỷ lệ chết 1/10 con với các bệnh tích điển hình của  
bệnh Gumboro. Ở nhóm 3 có 1/10 con xuất hiện  
các triệu chứng nhưng không có con nào chết  
982  
Vũ Thị Thu Hằng, Lê Quốc Hòa, Trịnh Thị Bích Ngọc, Vũ Xuân Đăng, Nguyễn Thị Yến,  
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan  
trong quá trình thí nghiệm. Như vậy kết quả  
thời đánh giá phát triển bệnh Gumboro ở nhóm 2  
cho thấy kháng thể IgY có khả năng điều trị  
bệnh Gumboro, giúp gà nhiễm virus sống sót và  
giảm số lượng gà phát bệnh.  
phòng bệnh của nhôm 3 cho thấy, tiêm kháng thể  
trước khi công virus độc lực cao có khả năng bảo  
hộ gà trước tác nhân gây bệnh Gumboro đồng  
Bảng 4. Kết quả công virus độc lực cao trên các nhóm gà thí nghiệm  
Chỉ tiêu theo dõi  
Nhóm 1  
Nhóm 2  
Nhóm 3  
10  
Số gà thí nghiệm  
10  
-
10  
-
Lượng kháng thể/con  
0,5 mL/con  
Liều công cường độc  
102 TCID50/con  
* Triệu chứng lâm sàng (sau 2 ngày công)  
- Gà bỏ ăn, ủ rũ, nằm bệt không vận động  
- Ỉa chảy, phân loãng, nhiều nước vàng trắng lẫn lộn, sánh nhớt, có bọt, lổn nhổn  
* Điều trị  
7/10  
6/10  
6/10  
6/10  
2/10  
1/10  
Lượng kháng thể/con  
-
1 mL/con  
-
* Triệu chứng lâm sàng  
- Gà bỏ ăn, ủ rũ, nằm bệt không vận động  
- Ỉa chảy, phân loãng, nhiều nước vàng trắng lẫn lộn, sánh nhớt, có bọt, lổn nhổn  
* Bệnh tích  
9/10  
9/10  
4/10  
3/10  
1/10  
0/10  
- Xuất huyết cơ ngực và cơ đùi.  
9/10  
9/10  
1/10  
1/10  
0/10  
0/10  
- Túi Fabricius phía ngoài thẩm dịch keo nhầy gelatin, trong suốt, mặt múi khế xuất  
huyết, mủn nát, màu kem đục  
* Tỷ lệ chết  
9/10  
1/10  
0/10  
Hình 6. Triệu chứng và bệnh tích của gà thí nghiệm  
983  
Tinh chế kháng thể igy từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng và trị bệnh Gumboro trên gà  
đảm bảo duy trì hiệu giá của kháng thể đặc hiệu,  
4. THẢO LUẬN  
Việc sử dụng IgY tinh sạch từ lòng đỏ trứng  
cũng như sự an toàn cho động vật sử dụng thuốc.  
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt  
trong việc phòng và điều trị bệnh cho gà của IgY  
cùng việc sử dụng IgY cho phòng bệnh và giúp gà  
phục hồi sau khi bị nhiễm virus, hiệu quả điều  
trị trên quy mô lớn hơn của IgY tinh chế cũng đã  
được chứng minh trước đây (Malik & cs., 2006;  
Mohamed & cs., 2016). Bên cạnh đó, thí nghiệm  
gây bệnh thực nghiệm cũng chứng minh sự an  
toàn của chế phẩm, không có các đáp ứng phản  
vệ do kháng thể có nguồn gốc cùng loài với động  
vật được sử dụng. Tuy nhiên đây mới chỉ là  
những nghiên cứu bước đầu, cần phải tiến hành  
thêm các thí nghiệm để tối ưu quy trình sản xuất  
trên quy mô công nghiệp cũng như quy trình sử  
dụng tối ưu của chế phẩm.  
gà còn mở ra nhiều cơ hội ứng dụng trong việc  
điều trị các bệnh khác nhau do khả năng vận  
chuyển kháng thể đặc hiệu từ huyết thanh gà  
vào lòng đỏ trứng (Mohammed & cs., 1998; Rose  
& Orlans, 1981; Tressler & Roth, 1987). Theo  
Lanzarini & cs. (2018) tỷ lệ của kháng thể IgY  
đặc hiệu chiếm từ 2-10% trong tổng số kháng  
thể IgY, như vậy có khả năng thu được kháng  
thể đặc hiệu mong muốn với năng suất cao từ  
lòng đỏ trứng bằng cách gây miễn dịch cho gà  
với kháng nguyên phù hợp. Lượng kháng thể  
IgY đặc hiệu trong trứng không phụ thuộc vào  
kích thước của trứng mà tỷ lệ thuận với hàm  
lượng kháng thể trong huyết thanh (Loeken &  
Roth, 1983), vì vậy để thu được hiệu quả miễn  
dịch cao nhất cần có quy trình gây miễn dịch tối  
ưu, điều này phụ thuộc vào giống gà mái sử  
dụng gây miễn dịch, thời gian gây miễn dịch,  
kháng nguyên và liều lượng kháng nguyên gây  
miễn dịch.  
5. KẾT LUẬN  
Quy trình gây miễn dịch cho gà mái giống  
ISA Brown 16 tuần tuổi bằng vacxin Nobilis IB  
multi+G+ND kết hợp với virus Gumboro cường  
độc vô hoạt cho đáp ứng miễn dịch cao nhất,  
đảm bảo trứng gà có hiệu giá kháng thể cao  
phục vụ việc sản xuất kháng thể IgY tinh chế  
dùng để phòng và trị bệnh Gumboro trên gà.  
Kháng thể IgY tinh chế có hiệu giá cao (ELISA  
có giá trị S/P >1,5) có khả năng phòng và điều  
trị bệnh Gumboro trên gà.  
Trong nghiên cứu này gà mái giống ISA  
Brown 16 tuần tuổi đã được lựa chọn và thích  
hợp cho quá trình gây tối miễn dịch để đảm bảo  
gà có miễn dịch cao khi bước vào thời kỳ thu  
hoạch trứng và năng suất thu hoạch trứng được  
đảm bảo. Hiệu giá kháng thể trong chế phẩm tỷ  
lệ với hàm lượng kháng thể trong huyết thanh,  
điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây  
(Abd El-Ghany, 2011; Klemperer, 1893). Thời  
gian hàm lượng kháng thể đặc hiệu trong huyết  
thanh đạt giá trị cao nhất tại tuần 8 sau khi gây  
tối miễn dịch, tuy nhiên hàm lượng kháng thể  
đặc hiệu trong trứng đạt giá trị cao nhất vào  
tuần thứ 10 sau khi gây tối miễn dịch, điều này  
có thể do quá trình chuyển kháng thể đặc hiệu  
từ huyết thanh sang trứng cần thời gian, kết  
quả nghiên cứu này phụ hợp với những công bố  
trước đây bởi Patterson & cs. (1962) và Wooley  
& Landon (1995). Việc tinh sạch IgY cũng giúp  
kéo dài quá trình bảo quản sản phẩm IgY do  
loại bỏ được lượng lớn các hợp chất hữu cơ trong  
lòng đỏ trứng.  
LỜI CẢM ƠN  
Nghiên cứu này được thực hiện từ nguồn  
kinh phí đề tài “Research and Production of  
Antibody (IgY) Product for Prevention and  
Treatment of Gumboro, Newcastle and  
Infectious Bronchitis (IB) Disease in Chickens”  
do dự án Việt Bỉ tài trợ.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Abd El-Ghany W. (2011). Comparison between  
immunoglobulins IgY and the vaccine for  
prevention of infectious bursal disease in chickens.  
Global Veterineria. 6:16-24.  
Trong nghiên cứu, việc sử dụng chất bảo  
quản Sodium benzoate thay thế cho Formalin  
Cheville N.F. (1967). Studies on the pathogenesis of  
Gumboro disease in the bursa of Fabricius, spleen,  
984  
Vũ Thị Thu Hằng, Lê Quốc Hòa, Trịnh Thị Bích Ngọc, Vũ Xuân Đăng, Nguyễn Thị Yến,  
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan  
and thymus of the chicken. The American journal  
of pathology. 51: 527.  
human antibodies into the egg yolk of hens.  
Immunotechnology. 4: 115-25.  
Morrison S.L., Mohammed M.S., Wims L.A., Trinh R.  
& Etches R. (2002). Sequences in antibody  
molecules important for receptor-mediated transport  
into the chicken egg yolk. Mol Immunol. 38: 619-  
25. DOI: 10.1016/s0161-5890(01)00095-5.  
Helmboldt C.F. & Garner E. (1964). Experimentally  
induced Gumboro disease (IBA). Avian Diseases.  
8: 561-575.  
Klemperer F. (1893). Ueber natürliche Immunität und  
ihre Verwertung für die Immunisierungstherapie.  
Arch Exp Pathol Pharmakol. 31: 356-382.  
Patterson R., Youngner J.S., Weigle W.O. & Dixon F.J.  
(1962). Antibody production and transfer to egg  
yolk in chickens. J Immunol. 89: 272-8.  
Lanzarini N.M., Bentes G.A., Volotão E.d.M. & Pinto  
M.A. (2018). Use of chicken immunoglobulin Y in  
general virology. Journal of Immunoassay and  
Rose M.E. & Orlans E. (1981). Immunoglobulins in the  
egg, embryo and young chick. Dev Comp  
Immunol. 5: 15-20. DOI: 10.1016/s0145-  
305x(81)80003-1.  
Immunochemistry.  
39:  
235-248.  
DOI:  
10.1080/15321819.2018.1500375.  
Loeken M.R. & Roth T.F. (1983). Analysis of maternal  
IgG subpopulations which are transported into the  
chicken oocyte. Immunology. 49: 21-8.  
Schade R., Calzado E.G., Sarmiento R., Chacana P.A.,  
Porankiewicz-Asplund J. & Terzolo H.R. (2005).  
Chicken egg yolk antibodies (IgY-technology): A  
review of progress in production and use in  
research and human and veterinary medicine.  
Alternatives to Laboratory Animals. 33: 129-154.  
Malik M.W., Ayub N. & Qureshi I.Z. (2006). Passive  
immunization using purified IgYs against  
infectious bursal disease of chickens in Pakistan.  
Journal of veterinary science. 7: 43-46. DOI:  
10.4142/jvs.2006.7.1.43.  
TCVN (2011). TCVN 8669-6:2011 Quy trình kiểm  
nghiệm vacxin  
nhược độc.  
-
Phần 6: Vacxin gumboro  
Mohamed M., Maary K., Dawoud T., Mubarak A.,  
Hessain A. & Mohamed K. (2016). Production and  
Evaluation of the Immuno-protective Efficacy of  
the Immunoglobulins IgY-antibodies Prepared  
Against Infectious Bursal Disease. International  
Journal of Pharmacology. 12: 749-753. DOI:  
10.3923/ijp.2016.749.753.  
Tressler R.L. & Roth T.F. (1987). IgG receptors on the  
embryonic chick yolk sac. J Biol Chem. 262:  
15406-12.  
Woolley J.A. & Landon J. (1995). Comparison of  
antibody production to human interleukin-6 (IL-6)  
by sheep and chickens. Journal of Immunological  
Methods. 178: 253-265. DOI: 10.1016/0022-  
1759(94)00263-V  
Mohammed S.M., Morrison S., Wims L., Trinh K.R.,  
Wildeman A.G., Bonselaar J. & Etches R.J.  
(1998). Deposition of genetically engineered  
985  
pdf 10 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Tinh chế kháng thể IGY từ lòng đỏ trứng gà và ứng dụng trong phòng và trị bệnh Gumboro trên gà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftinh_che_khang_the_igy_tu_long_do_trung_ga_va_ung_dung_trong.pdf